Mốc tường có độc không?
Mốc tường có độc không là một câu hỏi được khá nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Nấm mốc được sản sinh theo hình thức nhân đôi khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam. Con người khi hít phải nấm mốc sẽ có biểu hiện tương tự như ngửi phải phấn hoa hoặc bụi. Trong nấm mốc có chứa mycotoxin – một loại độc tố mà khi hít phải có thể gây ra các hiện tượng dị ứng, hắt xì, hen suyễn,… thậm chí là tử vong.
Trên thực tế thì không phải loại nấm mốc nào cũng gây độc. Thông thường, những loại nấm mốc màu đen hoặc có màu sắc sặc sỡ mới chính là những loại nấm mốc gây độc. Nấm mốc tạo ra các bào tử. Những bào tử này nhỏ như những hạt bụi li ti trôi nổi trong không khí, khi dính vào da có thể gây ra các bệnh ngoài da như ghẻ hắc lào, lang ben…
Đặc biệt, nếu hít phải các bào tử nấm này, chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm nhiễm dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, mệt mỏi, khó thở, thậm chí khi hít phải nấm mốc, một số người đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi còn xuất hiện các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn…
Khi thấy tường nhà xuất hiện các hiện tượng nấm mốc, gia chủ tuyệt đối không được chủ quan mà phải tìm cách xử lý tường bị mốc ngay vì nấm mốc phát triển rất nhanh và nguy hiểm hơn đó còn có thể là nấm mốc độc. Nhiều gia chủ sử dụng giấy dán tường để che khuyết những vết mốc. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chất tạm thời, không diệt được mốc và có thể làm mốc lan sang những khu vực xung quanh. Tối nhất, với những mảng mốc nhỏ, gia chủ có thể dùng giấm ăn pha loãng với nước rồi lau. Còn đối với những rắc rối lớn hơn liên quan đến nấm mốc, gia chủ nên nhờ đến sự hỗ trợ từ chuyên gia hoặc tiếp tục theo dõi bài viết dưới của DRAGON Paint nhé!
Nguyên nhân tường nhà bị mốc
Việt Nam là đất nước phải chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nhất là khi nhiệt độ ẩm trong không khí kết hợp với nhiệt độ cao tạo ra điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Những vết mốc thường xuất hiện ở chân tường, trần nhà trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của gia chủ. Vậy nguyên nhân do đâu mà tường bị mốc?
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tường nhà bị mốc thường gặp đó là:
1./ Hiệu quả chống thấm, chống ẩm không tốt
Khi tường nhà của gia chủ xuất hiện tình trạng bị ẩm mốc thì nguyên nhân chính là do hiệu quả của các sản phẩm chống thấm không được tốt. Vì thế khi bắt đầu thi công nhà ở, gia chủ cần thực hiện yếu tố chống thấm đầu tiên. Chính lớp màng bảo vệ và chống thấm này sẽ giúp tường nhà của gia chủ thoát khỏi các tác nhân gây hại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, keo chống thấm, vữa chống thấm, xi măng chống thấm,…. do đó tùy vào mục đích và nhu cầu mà gia chủ hãy chọn cho gia đình của mình sản phẩm phù hợp nhé!
2./ Các chất kết dính được sử dụng trong xây dựng
Một điều chắc chắn rằng, trong quá trình xây dựng không thể thiếu các vật liệu xây dựng như: vôi, cát, xi măng, vữa …. Những vật liệu này khi trộn với nước sẽ khiến độ ẩm tăng lên. Song dù là các hợp chất có khả năng kết dính tốt nhưng lại vô tình khiến cho mạch tường ẩm, lâu khô tạo điều kiện cho nấm mốc sinh trưởng và phát triển.
3./ Do yếu tố thời tiết
Các yếu tố về thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tường nhà bị ẩm mốc. Khi nhiệt độ và thời tiết thay đổi thất thường sẽ dẫn đến tường nhà luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đặc biệt khi độ ẩm trong không khí quá cao vượt quá 55% trong điều kiện mùa xuân nồm ẩm của miền Bắc chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại phát triển và xuất hiện nấm mốc trên tường nhà.
4./ Do tác động của thời gian
Thời gian là một trong những yếu tố mà không ai có thể can thiệp được. Dưới các tác động bên ngoài như: nắng, mưa, gió, bão,… theo thời gian sẽ khiến tường nhà của gia chủ mất dần chức năng chống thấm và bắt đầu bị hư hỏng, xuống cấp.
Cách xử lý tường bị mốc
Trước khi thực hiện các biện pháp chống thấm mốc cho tường nhà, gia chủ cần phải xem xét tường nhà mình đang bị nấm mốc ở mức độ nặng hay nhẹ để lựa chọn phương pháp chống thấm mốc sao cho hiệu quả nhất nhé!
Cách xử lý tường bị mốc ở mức độ nhẹ
1./ Cách xử lý tường bị mốc bằng nước Javen
Sử dụng chất tẩy rửa làm sạch tường tuy không thể diệt được tận gốc nấm mốc. Nhưng đây được xem là biện pháp tạm thời rất hiệu quả và nhanh chóng. Nước Javen có công dụng chính là tẩy trắng quần áo nhưng lại có tính diệt khuẩn cao. Do đó gia chủ có thể ứng dụng để tẩy nấm mốc lâu ngày bám lâu này trên tường giúp tường nhà trở lên sáng sạch hơn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên gia chủ chuẩn bị 1 lít nước đổ vào một cái chậu lớn để hòa tan 0.5 lít chất tẩy Javen. Tỷ lệ chất tẩy như này phù hợp sử dụng cho 10 mét vuông tường nhằm đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Gia chủ tiến hành quét sạch nơi bị ẩm mốc bằng chổi hoặc khăn bông khô. Lấy dụng cụ lăn sơn ngâm vào thau dung dịch vừa pha ở bước 1 rồi tiến hành lăn đều lên tường. Nếu vết nấm mốc dày thì gia chủ có thể lăn thêm lần nữa sẽ hết.
Bước 3: Gia chủ mở toàn bộ cửa chính và cửa sổ để tạo ra cảm giác thông thoáng. Hoặc có thể bật thêm quạt để xua tan mùi hôi khó chịu do nấm mốc gây ra.
2./ Cách xử lý tường bị mốc bằng hỗn hợp baking soda và giấm ăn
Baking soda là một sản phẩm có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại bột có khả năng tây trắng và khử mùi vô cùng hiệu quả. Cũng chính bởi đặc điểm này mà baking soda đã trở thành một phương pháp xử lý tường bị mốc được nhiều gia đình sử dụng. Chỉ cần kết hợp cùng một ít giấm ăn gia chủ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại.
Cách thực hiện:
Bước 1: Gia chủ cần chuẩn bị một bịch bột baking soda và một chai giấm
Bước 2: Gia chủ hòa trộn hai nguyên liệu với nhau tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
Bước 3: Lấy bàn chải có bề mặt lớn quệt vào hỗn hợp baking soda + giấm ăn rồi chà lên các vị trí bị ẩm mốc trên tường.
Bước 4: Giữ nguyên hiện trạng trong khoảng thời gian từ 10 phút đến 15 phút. Sau đó dùng nước dội sạch các chất bám dính trên tường là xong.
3./ Cách xử lý tường bị mốc bằng giấy dán tường
Sử dụng giấy dán tường được xem là một giải pháp mà gia chủ có thể cân nhắc để sử dụng cho tường ẩm mốc, bong tróc,…nhằm tránh không phải sơn lại tường nhà, tiết kiệm tối đa thời gian. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì gia chủ không thể áp dụng phương pháp này. Vì sẽ không thể đạt được hiệu quả như ý muốn với:
- Những khu vực tường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà tắm, nhà vệ sinh,.
- Tường đã cũ, bị thấm dột và ẩm mốc quá nhiều.
Cách xử lý tường bị mốc ở mức độ nặng
1./ Dùng sơn để loại bỏ triệt để hiện tượng tường bị ẩm mốc
Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng sơn chống ẩm mốc cho ngôi nhà. Trong đó Kansai là một trong những thương hiệu phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn. Tính năng của dòng sơn này chủ yếu chống thấm nước, bảo vệ tường nhà. Điều này cũng chính là điểm mấu chốt nhằm ngăn chặn ẩm mốc và vi khuẩn gây hại xuất hiện. Ngoài ra, sơn tường còn đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của gia chủ. Lớp sơn sáng bóng, mịn màng chắc chắn sẽ giúp gia chủ cải tạo tổ ấm “sạch như mới”.
Cách thực hiện:
Bước 1: Gia chủ cạo sạch lớp sơn, vữa bị bong tróc do ẩm mốc.
Bước 2: Làm vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn đồng thời sử dụng các chất tẩy rửa để diệt nấm mốc trên bề mặt tường.
Bước 3: Dùng hồ vữa để xử lý và trám lại các lỗ hổng cũng như vết nứt trên bề mặt tường nhà.
Bước 4: Gia chủ tiến hành sơn bả, sơn lót cho bề mặt tường.
Bước 5: Quét sơn chống thấm, chống kiềm lên toàn bộ bề mặt tường nhà.
Bước 6: Tiến hành phủ từ 1 đến 2 lớp sơn chống mốc tường để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Lưu ý khi lựa chọn sơn gia chủ nên chọn đúng loại sơn chống thấm ngoài trời và sơn chống thấm nội thất để đạt hiệu quả chống mốc và chống thấm tường tối ưu nhất.
2./ Trát lại tường bị ẩm mốc và bong tróc nhiều
Với các bức tường bị mốc, bong tróc và nứt nhiều do tác động của thời gian thì việc xử lý cần thời gian và kỹ thuật xử lý phức tạp hơn. Cách duy nhất mà gia chủ có thể xử lý triệt để tình trạng này đó là thi công lại bề mặt tường. Gia chủ loại bỏ lớp vữa cũ đi, sau đó sử dụng vữa mới để trát lại.
Cách thực hiện:
Gia chủ loại bỏ lớp vữa cũ để lớp trát mới có độ bám dính tốt và chất lượng nhé. Gia chủ có thể dùng đục hay máy khoan để thực hiện công việc này. Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn lớp trát tường, hãy nhớ cung cấp độ ẩm cho tường bằng nước sạch để đảm bảo tường có đủ độ ẩm cho những công đoạn tiếp theo.
Sau khi đã làm sạch bề mặt tường thì gia chủ tiến hành trát lại tường. Vữa để trả lại tường có tỉ lệ “pha trộn” tốt nhất nên là 1/3 hoặc 1/4 để đảm bảo độ bám dính giữa lớp trát mới với tường cũ. Lưu ý quá trình này gia chủ cần phải thực hiện cẩn thận, đặc biệt là lớp chân tường và lớp tiếp giáp mái nhà để tránh sau này tường bị thấm trở lại.
Sau khi chờ tường khô đủ tiêu chuẩn thì gia chủ có thể tiến hành sơn lại tường. Tiến hành sơn chống thấm sau đó sơn màu và gia chủ sẽ có được một ngôi nhà như mới.
Trên đây là những chia sẻ của DRAGON PAINT về cách xử lý tường bị mốc nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bắt kỳ băn khoăn thắc mắc nào cần tư vấn giải đáp quý gia chủ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 1900 272790 để được chăm sóc tốt nhất nhé!