Sơn chống thấm 1 thành phần là gì?
Sơn chống thấm 1 thành phần là tên gọi của các dòng sản phẩm sơn chống thấm được tạo nên từ một thành phần duy nhất, cùng với sự kết hợp của một hoặc một vài thành phần phụ khác.
Loại sơn chống thấm 1 thành phần rất dễ thi công, do đó khách hàng có thể tự thi công tại nhà mà không cần đòi hỏi kỹ thuật hay tay nghề cao.
Phân loại sơn chống thấm 1 thành phần
1./ Sơn chống thấm 1 thành phần gốc xi măngSơn chống thấm pha xi măng còn gọi là sơn chống thấm trộn xi măng hay chất chống thấm pha xi măng là loại sơn chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan – các gốc kỵ nước có khả năng phản ứng đóng rắn với xi măng.
Do cấu tạo gồm các gốc nhựa kháng nước, nên sơn chống thấm pha xi măng dễ dàng phân tán trong nước, lấp đầy các lỗ hổng trong các lớp vữa và bê tông. Từ đó tạo nên kết cấu đặc cứng, vững chắc theo thời gian, bảo vệ và ngăn chặn không cho nước xâm nhập vào kết cấu.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này
- Độ che phủ cao
- Tính đàn hồi, co giãn tốt
- Khả năng chống thấm hiệu quả, chịu được trọng lực cao
- Khả năng thấm hơi nước tốt
- Dễ dàng thi công
2./ Sơn chống thấm 1 thành phần gốc PUD
Sơn chống thấm Polyurethane còn được gọi là sơn chống thấm PUD hay sơn chống thấm gốc PUD. Sơn sử dụng vật liệu tạo màng Urethane với thành phần chính gồm nhựa Polyurethane có thể chống từ trong bê tông hoặc từ ngoài vào. Tùy thuộc vào nhu cầu và hiện trạng của khách mà dòng sơn này có hệ lăn Rulo (0.03mm) và hệ đổ 1-5mm. Với những công trình có sàn lộ thiên như tầng mái, sân thượng, bãi đỗ xe,… Thì việc sử dụng loại sơn này trong chống thấm sẽ mang lại hiệu quả cao và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này
- Độ co dãn tốt: Tạo thành lớp màng có độ đàn hồi cao có thể áp dụng cho cả những bề mặt dãn nở do nhiệt độ hay bị nứt do kết cấu.
- Có khả năng bám dính cao trên nhiều vật liệu như hồ vữa, gạch đá, bê tông,…
- Chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nắng, mưa, tia UV,.. nên màng sơn không bị nhão và lão hóa nhanh như các vật liệu khác.
- Màu sắc đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều công trình xây dựng.
- Thi công dễ dàng, nhanh chóng: Gia chủ có thể dễ dàng thi công bằng cọ, chổi quét hoặc máy phun sơn.
Khi nào nên sử dụng sơn chống thấm 1 thành phần
Nắm rõ được mục đích và tính năng sử dụng của sơn chống thấm 1 thành phần là giúp cho quá trình sử dụng đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất. Vậy sơn chống thấm 1 thành phần được sử dụng trong các trường hợp nào?
Thông thường, sơn chống thấm 1 thành phần được sử dụng cho các bề mặt thi công đơn giản như sàn mái, sê nô, sân thượng, sân thượng, sân phơi, ban công, lô gia, tường ngoài nhà, bồn trồng cây, khu vệ sinh,…
Bên cạnh đó sơn chống thấm 1 thành phần không yêu cầu thợ thi công có tay nghề cao. Ngay cả người tiêu dùng thì cũng có thể thi công dễ dàng và đơn giản.
Ưu điểm của sơn chống thấm 1 thành phần Sơn chống thấm 1 thành phần nổi bật bởi sự đơn giản trong cấu tạo, đây cũng là điểm mấu chốt tạo nên những tính năng ưu việt như:
1./ Dễ dàng thi công và sử dụng
Sơn chống thấm 1 thành phần tạo nên sự tối giản trong thi công, vật liệu này không yêu cầu quá cao về kỹ thuật tay nghề của thợ cũng như dụng cụ thi công. Bạn có thể dễ dàng thi công loại sơn này với cọ, chổi quét hoặc máy phun sơn,…
2./ Khả năng bám dính tốt trên nhiều vật liệu
Do đặc điểm cấu tạo chỉ có 1 thành phần nên khả năng kết dính và bám dính của vật liệu chống thấm này rất tốt. Chúng có thể thực hiện tốt vai trò của mình trên nhiều chất liệu như bê tông, gạch, xi măng, gỗ hay kim loại,…
3./ Khả năng chống thấm nước và chống ăn mòn
Sơn chống thấm 1 thành phần này không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và nhiệt độ. Từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao mà không sợ bị lão hóa hay xuống cấp.
4./ Tuổi thọ cao và chi phí thấp
Hiện nay trên thị trường thì dòng sơn chống thấm 1 thành phần thường có giá thành rẻ hơn so với sơn chống thấm 2 thành phần hay sơn chống thấm màu. Vì vậy, nó phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình.
Thi công sơn chống thấm 1 thành phần như thế nào cho đúng?
Nhờ cấu tạo 1 thành phần mà vật liệu chống thấm này có kỹ thuật thi công khá đơn giản. Dưới đây Kansai Paint Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy trình này:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
Tùy thuộc vào từng bề mặt và chất liệu cần chống thấm mà bạn cần tiến hành xử lý bề mặt sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như:
Đối với bề mặt bê tông, bạn cần loại bỏ lớp bụi bẩn và rêu mốc,.. hoặc các vết vữa, xi măng còn sót lại trên bề mặt, thực hiện bằng giấy nhám, đục nhọn hoặc các đồ chuyên dụng.
Còn đối với bề mặt kim loại, thì bạn cần làm sạch các vết gỉ sét bằng bàn chải thép hoặc phun cát,…
Bước 2: Thi công sơn chống thấm
Trộn sơn: Pha trộn sơn cần thực hiện đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất như:
- Tỷ lệ sơn chống thấm: Tỷ lệ nước sạch
- Tỷ lệ sơn chống thấm: Tỷ lệ xi măng: Tỷ lệ nước sạch
Trước khi thi công sơn chống thấm, bạn cần chú ý khuấy đều sơn nhằm tránh được tình trạng sơn bị đọng xuống dưới đáy thùng.
Thi công sơn chống thấm: Trước tiên, bạn cần xác định được vị trí cần chống thấm. Sử dụng dụng cụ thi công phù hợp khi thi công lớp sơn chống thấm 1 thành phần vào các vị trí đó.
Số lớp thi công: Gia chủ nên thi công từ 2 lớp trở nên để đảm bảo hiệu quả chống thấm được cao nhất. Lớp thứ 2 thi công vuông góc với lớp thứ nhất, và mỗi lớp cách nhau khoảng 12 tiếng.
Sau khi lớp sơn chống thấm đã khô hoàn toàn và bám dính tuyệt đối vào bề mặt, bạn có thể sử dụng công trình như bình thường.
Gợi ý một số loại sơn chống thấm 1 thành phần được ưa chuộng nhất hiện nay
Sơn chống thấm 1 thành phần trên thị trường hiện nay rất đa dạng chủng loại, mẫu mã đến từ các thương hiệu khác nhau. Đó là lý do bạn cần phải lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mục đích cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mình. Sau đây, DRAGON PAINT xin chia sẻ đến quý khách một số sản phẩm chống thấm 1 thành phần theo gốc của công ty được ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm:
1./ Sơn chống thấm 1 thành phần PUD
Hy vọng qua những chia sẻ trên của DRAGON PAINT đã đem đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần tư vấn quý gia chủ có thể để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 1900 272790 để được các chuyên viên tư vấn cụ thể nhất nhé!